Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Nhà thơ Chim Trắng, một người chưa bao giờ già
Nếu Chim Trắng không đứng ra nhận trách nhiệm lúc đó, có thể tuổi học trò của Lê Thiếu Nhơn sẽ bị kiểm điểm nặng. Và cả bọn học trò chơi chung trong bút nhóm, đang tập tọng viết lách ở tỉnh lẻ năm ấy sẽ rã đám. Chúng tôi ngưỡng mộ 'hiệp sĩ' Chim Trắng từ đó.

 


Tôi biết danh nhà thơ Chim Trắng từ thời học phổ thông ở quê nhà. Tôi học lớp chuyên văn, có ông thầy dạy văn với "phương pháp sư phạm" bắt học trò phải đọc thơ văn ở sách báo trong thư viện thay vì chỉ quẩn quanh trong sách giáo khoa. Vì thế, tôi có cơ hội đọc thơ Chim Trắng từ ghế nhà trường. Với tôi lúc đó, Chim Trắng là nhà thơ có bút danh rất “ấn tượng”, chứ không “hiền lành” như Xuân Diệu, Bích Khê…


 











Nguyễn Ngọc Tư đứng sau lưng nhà thơ Chim Trắng tại Đại hội Nhà văn Việt Nam vào tháng 8/2010 ở Hà Nội. Ảnh: Trần Hoàng Nhân.

 


Khoảng năm 1995, bút danh Chim Trắng khiến tôi nhớ mãi. Lý do là một sự kiện liên quan đến tuổi học trò.


 


Năm ấy, bạn Lê Thiếu Nhơn học cùng trường với tôi có viết một truyện ngắn in trên tờ Văn Nghệ TP Sài  Gòn do Chim Trắng làm Tổng biên tập. Nội dung truyện ngắn này phản ánh việc "lời nói trên bục giảng không được chứng thực bằng hành động ngoài đời của một thầy giáo". Sau khi báo in, nhà trường và cả lãnh đạo Sở Giáo dục tỉnh muốn kiểm tội, thậm chí có ý đề nghị đuổi học Lê Thiếu Nhơn vì dám "viết xấu" về hình ảnh người thầy cao quý.


 


Sự việc ầm ĩ đến tai nhà thơ Chim Trắng và ông đã can thiệp bằng cách đứng ra nhận hết mọi trách nhiệm nếu báo in không đúng chứ đừng đổ lỗi tụi nhỏ. Nếu nhà thơ Chim Trắng không cứu nguy lúc đó, có thể tuổi học trò của Lê Thiếu Nhơn sẽ bị kiểm điểm nặng vì hậu quả ngoài ý muốn mà sáng tác nói trên mang lại. Và cả bọn học trò chơi chung trong bút nhóm, đang tập tọng viết lách, ở cái tỉnh lẻ năm ấy sẽ rã đám. Chúng tôi ngưỡng mộ "hiệp sĩ" Chim Trắng từ đó.


 


Khi vào Sài Gòn nuôi giấc mơ "ông cử", tôi chỉ dám đứng nhìn nhà thơ Chim Trắng từ xa như ngắm nhìn một tượng đài. Thêm nữa, tôi nghe nhiều đàn anh trong làng văn báo nói ông nóng tính lắm, gặp kẻ nói năng bậy bạ là ông cho ăn đấm. Có người còn “dọa” tôi: “Mày có biết cái ông lý luận điện ảnh K không?”. “Dạ biết, ông này nổi tiếng lắm” - tôi nói. “Ông K bị Chim Trắng chưởng cho mấy phát vì tội ăn nói ngứa lỗ tai. Mày gặp Chim Trắng mà nói năng linh tinh ổng thoi cho mấy phát tiêu đời”.


 


Mãi sau này đi viết báo kiếm cơm, tôi mới được gặp chú Ba Chim Trắng, gặp và hỏi ông mấy câu phục vụ bài viết rồi chuồn lẹ, vì cà chớn ông đấm thì “tiêu”. Nhưng gặp rồi mới thấy chú Ba hiền lành, dễ thương chứ không như tiếng đồn và càng không như cái dáng bề ngoài “ngầu hắc xì dầu” của ông. Gặp rồi gần, gần rồi thân với chú Ba khi nào không hay.


 











Từ trái qua: Nhà thơ Trần Hoàng Nhân, một nữ nhà báo ở Cà Mau, nhà thơ Chim Trắng và nhà văn Đoàn Thạch Biền tại Hòn Đá Bạc (Cà Mau) năm 2008. Ảnh: Hà Đình Nguyên.

 


Ai bảo nhà thơ Chim Trắng không thích đùa vui? Năm 2008, nhà văn Lê Văn Thảo dẫn đoàn sáng tác trẻ của Hội Nhà văn TP Sài  Gòn đi chơi ở Cà Mau. Hôm đóng đô ở Hòn Đá Bạc chót cùng đất nước có mặt nhà thơ Chim Trắng. Lúc đó đài truyền hình đang chiếu phim Thám tử tư có chú Ba đóng. Mấy em gái nhân viên ở khách sạn Hòn Đá Bạc cứ xì xầm về ông già đầu đinh ngậm tẩu thuốc. Nổi máu cà rỡn, tôi đến nói nhỏ với các em gái: “Cái ông ngậm tẩu đó là nhà thơ Chim Trắng, tên thật là Hồ Văn Ba, ở nhà thường gọi chú Ba Chim. Ổng nổi tiếng lắm, các cô có xem phim truyền hình không? Nếu muốn xin chữ ký hay chụp hình cùng ổng thì phải gọi là chú Ba Chim ổng mới chịu, không ổng quạu à nhe”. Cả hai ngày sau ở Hòn Đá Bạc, các em gái gặp ông đều gọi ông là chú Ba Chim. Lúc đầu ông “bẽn lẽn” vì tự dưng người lạ gọi mình bằng cái tên kỳ kỳ. Sau ông biết tôi bày trò, tôi tưởng sẽ bị chú Ba “quạt” hoặc cho “ăn chưởng” quăng xuống biển, ai ngờ ông cười cười nói: “Mày tuyên truyền kiểu này chết cái tên của tao”.


 


Chú Ba đối xử với bạn trẻ rất bình đẳng chứ không phân biệt "chiếu trên" hay ra dáng kẻ cả. Với bạn trẻ nữ có viết lách nữa thì ông càng tuyệt vời. Hôm đi viếng ông, nhiều văn sĩ nữ cứ thút thít hoặc khóc tồ tồ như vừa mất đi một người ruột thịt. Chú Ba có cách nói chuyện nhè nhẹ, thủ thỉ nên nữ giới thích tâm sự cùng ông. Ở tuổi thất thập như chú, mà ngoại hình còn được đạo diễn mời đóng phim vai chính, thì tôi còn mê huống gì mấy chị em làm thơ viết báo. Chú còn là người sành điệu, ăn mặc hợp mốt và hợp mắt người đối diện. Miệng ông thường ngậm tẩu, đầu hớt đinh, đi đứng nhanh nhẹn… như chưa bao giờ già. Cái chuyện đầu đinh của chú Ba cũng vui vui. Có lần tôi hỏi sao chú lớn tuổi mà chơi cái đầu ngầu quá? Ông nói “cắt ngắn cho mát”. Rồi ông lại nói: “Tao biết nhiều chỗ hớt tóc gội đầu hay hay”. Ừ, Sài Gòn ồn ào, bụi bặm nên thường gội đầu hớt tóc cũng vừa sạch sẽ vừa thư giãn. Chú Ba trẻ trung là vậy, ai có ngờ đâu…


 


Thương tiếc ông có rất nhiều người, phần đông là các bạn trẻ trưởng thành sau năm 1975. Danh sách những “đàn em” viết văn của ông cứ dài mãi đến tận thế hệ như chúng tôi và có thể sẽ dài nữa nếu ông còn tiếp tục đi đứng trên cõi đời này. Tôi ghi ra vài kỷ niệm nhỏ với chú Ba - nhà thơ Chim Trắng, như một chút hồi tưởng về ông.


 


Nhà thơ Chim Trắng còn một tập thơ khoảng 40 bài mà ông đã nhờ nhà thơ Ý Nhi biên tập rồi đưa nhà thơ Lâm Xuân Thi in. Hiện, Lâm Xuân Thi và quỹ Tình thơ đang xúc tiến thực hiện di nguyện này của nhà thơ Chim Trắng. Lúc còn sống, nhà thơ Chim Trắng muốn in chung một tập thơ với Lâm Xuân Thi và Hồ Thi Ca, mỗi người khoảng 20 bài để kỷ niệm “ba người làm thơ ở Nam bộ” và cùng góp mặt trong quỹ Tình thơ. Ý muốn này được nhà thơ Chim Trắng viết thành một bức thư kèm bản thảo gửi Lâm Xuân Thi.


 


Dự kiến, tập thơ 40 bài của nhà thơ Chim Trắng và tập thơ in chung sẽ ra mắt bạn đọc vào tháng 9/2012 để kỷ niệm một năm ngày chú Ba qua đời.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện' (09-05-2024)
    IDP lên tiếng về việc hơn 56.200 chứng chỉ IELTS không được Bộ GD&ĐT công nhận (09-05-2024)
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Sách 'cổ' tăng giá mạnh (30-09-2011)
    Cuốn sách hé lộ nguyên nhân Conan Doyle viết Sherlock Holmes (25-09-2011)
    Hành trình thơ Văn Cao  (22-09-2011)
    Cây bút trẻ 'buốt ruột' khi nói về nhuận bút (19-09-2011)
    Đồng Đức Bốn: Chuyện phố, chuyện quê (19-09-2011)
    Văn học Hàn trỗi dậy từ ‘Please Look After Mom’ (17-07-2011)
    FBI có trách nhiệm trong vụ tự tử của Hemingway (14-07-2011)
    Đôi Mắt Người Sơn Tây – nàng là ai ? (11-07-2011)
    Nhà văn Colm Tóibín: 'Kiếp khác tôi muốn là nữ ca sĩ' (02-07-2011)
    Nhà thơ Giang Nam: Vật đổi sao dời vẫn vẹn tình 'Quê hương' (26-06-2011)
    Nguyễn Quang Thân - Người lữ hành bền bỉ (06-06-2011)
    Nước tôi xưa có vua Hùng (01-06-2011)
    VS Naipaul chấm dứt thù hằn với Paul Theroux  (01-06-2011)
    "Tổ quốc nhìn từ biển"  (31-05-2011)
    Quan chức Mỹ tới thăm Triều Tiên (24-05-2011)
    Tranh cãi vì Philip Roth đoạt giải Man Booker (19-05-2011)
    Ngôi trường của Totto-chan và giá trị sau 30 năm (17-05-2011)
    Nhà văn hội tụ tại Diễn đàn Văn học Seoul (16-05-2011)
    Những lá thư Tagore gửi hai người phụ nữ (12-05-2011)
    Tom Welling tạm biệt vai diễn Clark Kent (06-05-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153043655.